Tắc tia sữa không chỉ khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy đau nhức, khó chịu mà còn có thể dẫn tới ít sữa, thậm chí mất sữa hoàn toàn. Do đó, mẹ bỉm cần nắm rõ các nguyên nhân tắc tia sữa liên tục để tránh được tình trạng này hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân tắc tia sữa liên tục
Tắc tia sữa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và khá phổ biến. Theo đó, nguyên nhân chính dẫn tới việc tia sữa bị tắc đó là do sữa bị ứ đọng trong các ống dẫn nên không thể thoát ra ngoài, lâu ngày bị tắc. Tình trạng này xảy ra khi:
- Bé bú không hết và mẹ cũng không hút sữa ra ngoài nên sữa vẫn còn đọng lại trong bầu ngực, gây ra tình trạng tắc tia,
- Ít hút sữa hoặc hút không hết sữa thừa.
- Trẻ bú sai khớp ngậm khiến bé không bú đủ lượng sữa theo đúng nhu cầu, đồng thời làm cho lượng sữa sản xuất ra bị dư thừa. Đây là nguyên nhân gây tồn đọng sữa ở trong bầu ngực, dẫn đến tắc tia sữa liên tục.
- Bé bú không đúng cữ. Ở tháng đầu tiên, mẹ nên cho con bú liên tục với khoảng cách 2 – 3 giờ/lần. Những tháng tiếp theo, mẹ có thể giãn thời gian bú ra. Nếu con không bú đủ sẽ khiến lượng sữa sản xuất ra nhiều, gây đọng, vón cục ở bầu ngực.
- Dùng áo ngực/mặc áo quá chật.
- Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không phù hợp.
- Mẹ thường stress, căng thẳng, mệt mỏi.
2. Bị tắc tia sữa lâu ngày, nhiều lần có gây mất sữa và nguy hiểm không?
Hầu hết phụ nữ sau sinh đều bị tắc sữa, nhất là các mẹ sinh con đầu lòng. Nếu bị tắc sữa trong thời gian ngắn thì được xem là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, để lâu mà không có phương pháp chữa trị kịp thời, đúng cách thì tắc tia sữa gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe mẹ, nguồn sữa như:
- Mất sữa: Sữa không được tiết ra khi cho con bú, dù mẹ có dùng mọi biện pháp hút sữa.
- Áp xe vú: Áp xe sẽ xảy ra khi tia sữa tắc nhiều lần, liên tục dẫn tới mưng mủ gây ra đau nhức. Nếu tắc tia sữa sau 1 tuần không điều trị, tình trạng áp xe vú sẽ xảy ra.
- Viêm tuyến vú: Ngực sưng to, đau rát, mất sữa, đầu vú cũng sưng tấy. Khi chạm vào bầu vú thấy có nhiều cục cứng xuất hiện.
- Hình thành u xơ tuyến vú, dải xơ hóa: Mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày sẽ gặp biến chứng này.
- Hoại tử tuyến vú: Khi khối mủ trong bầu ngực vỡ ra, đi vào trong máu gây những tổn thương cho gan, thận. Nếu nặng sẽ dẫn tới tử vong.
3. Bị tắc tia sữa nhiều lần, liên tục cần chú ý điều gì?
Tắc tia sữa liên tục khiến mẹ đau đớn và không đảm bảo đủ lượng sữa cho con. Vì vậy, mẹ nên chủ động phòng tránh tình trạng này để biết cách xử lý khi gặp phải:
- Chữa tắc tia sữa đúng cách: Hiện nay, cách làm thông tia sữa có rất nhiều và dễ thực hiện như:
- Massage vú: Massage giúp làm mềm và tan cục sữa, từ đó giúp dòng sữa thoát ra ngoài dễ dàng. Theo đó, bạn chỉ cần xoa bóp các cục sữa đang bị tắc, đau bằng đầu ngón tay trong vài phút sẽ thấy dễ chịu nhanh chóng.
- Chườm nóng: Chườm nóng giúp giãn nở các mạch máu, từ đó làm tan các cục sữa đang bị ứ đọng. Mẹ có thể cho nước ấm 70 độ vào chai thủy tinh rồi lăn qua lại trên ngực trong 15 – 20 phút, thực hiện 4 – 5 lần/ngày.
- Cho con bú liên tục: Khi con bú càng nhiều, tình trạng tắc tia sữa cũng theo đó được cải thiện. Đầu tiên, mẹ nên cho bé bú ở bên ngực bị tắc trước. Khi đã thông, mẹ cho bé bú cả 2 bên.
- Dùng mẹo dân gian: Dùng lá mít, đu đủ đắp lên ngực, uống nước xơ mướp… được nhiều mẹ áp dụng để chữa tắc sữa. Trong đó, uống nước lá đinh lăng hoặc lá bồ công anh được xem là hiệu quả nhất.
- Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Sau khi sinh, sức khỏe của mẹ vẫn còn yếu do mất máu và vết thương chưa lành. Đây cũng là một nguyên nhân gây tắc tia sữa. Do đó, mẹ hãy nghỉ ngơi thật nhiều, ăn uống điều độ để giúp phục hồi cơ thể tốt nhất. Mẹ nên nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc em bé, làm công việc nhà để có được nhiều thời gian cho bản thân mình. Bên cạnh đó, giữ tinh thần tích cực, thoải mái cũng sẽ giúp tâm trạng mẹ tốt hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sản xuất sữa.
- Vệ sinh vú thường xuyên và đúng cách trước và sau khi cho con bú.
- Vắt/hút sạch sữa đều đặn để tránh tồn đọng lại sữa trong bầu ngực.
- Duy trì cữ bú phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ về các nguyên nhân tắc tia sữa liên tục và một số điều cần lưu ý khi mắc phải tình trạng này. Hy vọng mẹ đã tìm được những thông tin hữu ích và biết cách xử lý đúng.