Tắc tia sữa bị sốt: Cách hạ sốt và phòng ngừa cực hiệu quả

Vào lúc:
18/06/2024

Tắc tia sữa bị sốt rét luôn là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ sau sinh. Không chỉ tác động tiêu cực tới sức khỏe mà tình trạng này còn ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Vậy thực sự việc mẹ tắc sữa phát sốt có nguy hiểm không, cách hạ sốt và phòng ngừa thế nào?

1. Tắc tia sữa có bị sốt rét không? 5 biểu hiện điển hình

Dấu hiệu mẹ tắc sữa bị sốt là hiện tượng bầu ngực của mẹ sau sinh sưng cứng lên
Dấu hiệu mẹ tắc sữa bị sốt là hiện tượng bầu ngực của mẹ sau sinh sưng cứng lên

Tắc tia sữa bị sốt là hiện tượng bầu ngực của mẹ sau sinh sưng cứng lên, máu vận chuyển nhiều hơn lên ngực. Khi đó, tế bào bạch cầu sẽ được kích hoạt, đi qua khu điều tiết nhiệt độ. Từ đó làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khiến mẹ bỉm bị sốt. Các chị em có thể gặp hiện tượng này ngay từ những ngày đầu mới sinh.

Thông thường, biểu hiện sốt tắc tia sữa mà mẹ bỉm hay gặp phải gồm có:

  • Bầu ngực căng cứng, chuyển sang màu đỏ, mẹ cảm thấy ấm nóng nơi đầu ngực.
  • Sờ vào ngực thấy các cục lổn nhổn, nổi cộm.
  • Khi con ti, mẹ đau nhức và rát bỏng.
  • Mẹ bị sốt rét kèm theo đó là gai người.

2. Tắc tia sữa bị sốt rét có nguy hiểm không?

Tắc tia sữa gây sốt rét hoặc sốt nóng là trường hợp mẹ bầu rất dễ gặp phải. Nếu sau 2 – 3 ngày bị tắc sữa mà chưa được xử lý thường sẽ kèm theo sốt. Thực tế, tắc tia sữa và sốt là biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này để lâu sẽ rất khó chữa, thậm chí gây ra nhiều biến chứng.

Không chỉ làm mẹ đau nhức, sữa ra ít mà mẹ bị tắc tia sữa gây sốt kéo dài còn có thể dẫn tới mất sữa. Thậm chí, việc tắc sữa còn gia tăng nguy cơ viêm tuyến vú, áp xe vú… rất cao. Vì thế, khi có một trong những biểu hiện trên, mẹ hãy nhanh chóng xử lý để hạn chế đau nhức, đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con, cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.

3. Cách hạ sốt khi mẹ bị tắc tia sữa

Bị sốt rét vì tắc tia sữa mẹ phải làm gì?
Bị sốt rét vì tắc tia sữa mẹ phải làm gì?

Tình trạng tắc tia sữa bị sốt không chỉ gây đau nhức mà còn khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, chất lượng sữa cung cấp cho bé cũng không được đảm bảo do tia sữa bị tắc. Do đó, mẹ cần ưu tiên tìm cách hạ sốt trước.

Đối với trường hợp sốt dưới 39 độ, mẹ hãy chườm mát, mặc quần áo rộng rãi sẽ giúp hạ sốt dần dần. Nếu cơn sốt không thuyên giảm sau nhiều giờ, mẹ nên cân nhắc dùng thuốc hạ sốt để tránh các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Lưu ý, thuốc hạ sốt có thể kèm theo tác dụng phụ cho mẹ hoặc bé thông qua quá trình bú. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Ngoài việc uống thuốc hạ sốt, khi tắc tia sữa thì mẹ nên dùng các biện pháp điều trị cho hết tắc tia sữa như massage, vật lý trị liệu và cho con bú hoặc vắt hút sữa để thông tuyến sữa.

4. Mẹ tắc sữa bị sốt có nên cho con bú không?

Theo chuyên gia, mẹ bị tắc tia sữa phát sốt vẫn nên cho con bú bình thường. Bởi thực tế, việc bé ti mẹ là cách thông tắc sữa tự nhiên nhưng cho hiệu quả khá tốt. Khi con bú, xúc giác ở trên đầu vú sẽ phát tín hiệu cho não bộ tăng cường sản sinh hormone quan trọng tạo sữa. Vì thế, tắc sữa sẽ dễ dàng được cải thiện.

Tuy nhiên, trong trường hợp tắc sữa kèm theo triệu chứng sốt do virus, mẹ không nên cho con bú. Bởi vì virus gây bệnh này có thể sẽ lây từ mẹ sang con, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

5. Cách phòng tránh sốt do tắc tia sữa hiệu quả tại nhà

Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất
Cho bé bú là cách ngăn chặn tắc tia sữa đơn giản nhất

Hầu hết các chị em sinh gặp tình trạng tắc tia sữa bị sốt đều xuất phát từ chế độ sinh hoạt, ăn uống, cách cho bé bú… Do đó, để phòng tránh hiện tượng này hiệu quả, các mẹ bỉm sữa cần chú ý điều sau:

5.1 Cho con bú sớm

Biện pháp phòng tránh tắc sữa gây sốt ở mẹ đầu tiên chính là cho con bú thật sớm. Khi bé ti sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, hạn chế sữa đọng lại ở bầu ngực.

5.2 Vệ sinh bầu ngực

Mẹ nên hình thành thói quen vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho con ti. Việc này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm đầu vú dẫn tới tắc sữa.

5.3 Hút hết sữa trong bầu ngực

Sau khi cho con bú, nếu bầu ngực vẫn còn sữa, mẹ nên dùng máy hút cạn sữa ra ngoài để tránh sữa ứ đọng dễ dẫn tới tắc sau này. Bên cạnh đó, chị em cũng nên chọn áo ngực có kích cỡ thoải mái, không nên mặc bó sát dễ gây áp lực lên ngực.

5.4 Chườm nóng và massage bầu ngực

Đây được xem là cách trị và ngăn ngừa tắc tia sữa kèm sốt rất hiệu quả, giúp bầu ngực mềm mại, giảm sưng. Hơi nóng khi chườm sẽ làm cục sữa tan ra và ống dẫn sữa thông thoáng, tạo điều kiện cho sữa chảy ra ngoài.

5.5 Cho con bú đúng cữ

Quá trình con bú không chỉ kích thích cơ thể người mẹ tiết sữa mà còn tạo ra lực hút lớn giúp sữa xuôi theo dòng chảy ra ngoài. Do đó, mẹ hãy đảm bảo cho con bú thường xuyên và đúng cữ. Theo các chuyên gia, trong tháng đầu tiên khi sinh, mẹ nên cho con ti 8 – 12 lần với khoảng cách các cữ là  2 – 3 giờ.

Tuy nhiên, các chị em cũng cần chú ý nên cho con ti hết bên này rồi mới chuyển sang bên còn lại. Nếu còn sữa, mẹ nhớ vắt hoặc dùng máy hút sạch, tránh sữa còn đọng lại trong bầu ngực gây vón cục, tắc tia sữa.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ bỉm đã nắm rõ tắc tia sữa bị sốt nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả nhất. Nhờ vậy, mẹ có thể tự thông tắc sữa tại nhà, bảo vệ sức khỏe bản thân và nguồn sữa tự nhiên cho bé.

Thông tin Sản phẩm, Giá bán, Cách dùng CumarGold Mama

Giá bán: 315.000đ /hộp 30 viên nang

Công dụng của CumarGold Mama:

  • Giúp lợi sữa, tăng cả số lượng và chất lượng sữa mẹ một cách rõ rệt.
  • Giúp thông tia, giảm tình trạng viêm tắc, áp xe vú.
  • Giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe, hồi phục thể chất, bồi bổ cơ thể, dưỡng tâm, an thần để mẹ có điều kiện tốt nhất cho việc sản xuất sữa.
  • Hỗ trợ mẹ nhanh phục hồi sức khỏe, cơ thể sau sinh, nhanh sạch sản dịch.
  • Hỗ trợ đẹp da, đẹp dáng, dưỡng tóc móng chắc khỏe, giảm gãy rụng.

Đối tượng sử dụng

  • Phụ nữ ngay sau khi sinh và đang cho con bú muốn phục hồi thể trạng và chăm sóc sức khỏe sau sinh.
  • Sản phụ ít sữa, tắc tia sữa, chất lượng sữa kém.
  • Các mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh, rối loạn tâm trạng.

Cách dùng: Nên uống đủ liệu trình 3 tháng cho hiệu quả bền vững

  • Uống 2-3 viên/lần/ngày (uống trước ăn sáng 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ)
  • Mẹ nên dùng sản phẩm ngay sau khi sinh và sử dụng đều đặn cho đến hết giai đoạn cho con bú để đảm bảo chất lượng và số lượng sữa mẹ cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe, làm đẹp da – móng – tóc.
  • Nếu đã bắt đầu sử dụng viên uống CumarGold Beauty thì mẹ nên tuân thủ đúng theo liệu trình theo tư vấn của dược sĩ chuyên môn

Thành phần của Mama:

Một viên nang mềm CumarGold Mama có chứa:

  • Cao khô hỗn hợp 9 thảo mộc lợi sữa (370mg): Bạch thược, đương quy, tang thầm, ích mẫu, vương bất lưu hành, bồ công anh, thông thảo, chè vằng, cam thảo bắc.
  • Tinh chất Nghệ Nano Curcumin >20% Curcuminoid (80g)
  • Chiết xuất Đinh Lăng chuẩn hóa (30g)
  • Vitamin E (20IU), Vitamin B5 (3mg)
Đặt hàng Mua tại Shopee

Tìm hiểu thêm:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
.
.
.