Tắc tia sữa có cục cứng đau là vấn đề mà rất nhiều chị em sau sinh đang cho con bú gặp phải. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Xử lý thế nào để nhanh khỏi?
1. Tắc tia sữa nổi cục cứng đau có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa có cục cứng đau là tình trạng sữa bị ứ đọng trong bầu ngực, không thoát ra ngoài được. Bầu ngực sẽ có cảm giác căng tức, nóng và khi sờ sẽ thấy nổi cục cứng. Tùy vào từng tình trạng, mức độ và nguyên nhân gây tắc tia sữa mà tình trạng này nguy hiểm hay không. Theo đó, khi tắc tia sữa kéo dài, mẹ bỉm sau sinh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như áp xe vú, viêm tuyến vú…
Do đó, khi phát hiện cục cứng xuất hiện quanh bầu ngực, chị em cần thăm khám, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra. Đặc biệt, nếu gặp các triệu chứng sau cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt:
- Xuất hiện khối u sưng tấy màu đỏ ở quanh bầu ngực. Chúng lớn dần theo thời gian, gây khó khăn và bất tiện khi sinh hoạt.
- Sốt cao, đau đầu, chóng mặt.
- Cảm giác đau nhức ở ngực.
- Cảm thấy bức bối và khó chịu.
2. Các cách xử lý tình trạng tắc tia sữa thành cục cứng
Tắc tia sữa là vấn đề mà các bà mẹ sau sinh thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này rất dễ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa có cục cứng đau. Tuỳ thuộc vào tình trạng tắc tia ở từng người mà các phương pháp dưới đây có thể cho hiệu quả tương ứng.
2.1 Chườm ấm
Để cải thiện tình trạng bị tắc sữa cục cứng, các mẹ bỉm thường truyền tai nhau biện pháp chườm ấm. Nhờ tác động từ nhiệt độ và kết hợp với việc chườm, massage nhẹ nhàng sẽ giúp cục tắc tan dần, phá bỏ sự tắc nghẽn. Từ đó, dòng chảy tia sữa sẽ được lưu thông tốt hơn.
2.2 Massage bầu ngực
Massage là phương pháp đơn giản nhưng được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc kích thích, lưu thông sữa mẹ.
Cách massage bầu ngực: Dùng 1 hoặc cả 2 tay ấn nhẹ, ép bầu ngực lên phía trên, sau đó xoa bóp xoay quanh vị trí cục cứng để làm chúng tan ra. Bạn hãy xoa bóp nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh sẽ thấy đau hơn. Thực hiện liên tục sẽ giúp cải thiện được tình trạng tắc tia sữa.
2.3 Cho con bú đúng cách và thường xuyên
Cho con ti sớm và thường xuyên là cách chữa tắc tuyến sữa đơn giản nhưng khá hiệu quả. Lực hút của bé sẽ đẩy dòng sữa chảy ra nhanh và mạnh hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý cho con bú đúng cách cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bị tắc sữa có nổi cục cứng đau. Hãy cho con ti bầu ngực tắc trước, khi cạn sữa thì bạn mới chuyển bé sang bú bên còn lại.
2.4 Hút sữa
Hút sữa cũng là một trong những cách được mẹ bỉm sử dụng để giảm tắc tia sữa. Tuy nhiên, cách này chỉ cho hiệu quả khi cục sữa mới bắt đầu hình thành và nằm ở gần núm vú. Với các cục sữa nằm ở sâu bên trong, phức tạp hơn thì hút sữa không có hiệu quả nhiều.
3. Câu hỏi thường gặp về tắc tia sữa có cục cứng đau
Tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm sau sinh. Ngoài làm sao điều trị hiệu quả, an toàn, các câu hỏi dưới đây cũng được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu:
Câu 1: Tia sữa có cục cứng không đau có cần xử lý không?
Trả lời: Mẹ bị tắc tia sữa có cục cứng không đau thường do tắc tia sữa, phì đại, viêm tuyến vú, sưng hạch bạch huyết, áp xe gây ra. Tùy vào mức độ, triệu chứng mà tình trạng này có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, khi bị tắc tia sữa nên xử lý sớm và đúng cách để hạn chế các biến chứng xảy ra.
Câu 2: Tắc tia sữa vón cục có cho con bú được không?
Trả lời: Khi bị tắc tia sữa vón cục vẫn nên cho con bú bình thường, trừ trường hợp có kèm theo sốt hoặc mưng mủ. Lý do là bởi hoạt động ti của bé giúp dòng sữa chảy nhanh hơn, làm các cục sữa nhỏ gây tắc tan dần và đi theo ra ngoài, từ đó giúp thông các tia sữa đang bị ứ đọng. Do đó, nhờ bé bú mà tắc tia sữa có thể tự khỏi mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào khác.
Với những chia sẻ về tình trạng tắc tia sữa có cục cứng đau ở trên, hy vọng các mẹ đã thu thập được những kiến thức bổ ích trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên tìm cách khắc phục ngay để cải thiện sớm, tránh kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguồn sữa. Trong trường hợp tắc tia sữa nghiêm trọng kèm theo các biến chứng ở tuyến vú, bạn nên đến các cơ sở y tế để được xử lý đúng.