Mẹ bị mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không, hoặc mẹ mất sữa có lấy lại được không luôn là vấn đề được nhiều chị em sau sinh quan tâm, tìm hiểu. Bởi tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới nguồn sữa cung cấp cho con. Vậy hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau để có những thông tin hữu ích và có cách kích sữa hiệu quả, an toàn.
1. Mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không?
Mất sữa là tình trạng tuyến sữa của chị em sau sinh ngừng sản xuất và tiết ra sữa. Lúc này, vòng ngực của mẹ bị xẹp xuống, mềm ra và không thấy sữa chảy ra dù đã cố bóp, nắn. Theo chuyên gia, mất sữa gồm có 2 dạng:
- Sữa ít dần rồi mất hẳn: Sữa được tuyến vú sản xuất ít dần, sau đó mới ngừng hẳn.
- Mất sữa đột ngột: Mẹ đang cho con ti thì đột nhiên không có sữa.
Thực tế, mẹ bị mất sữa có kích lại được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, tùy vào từng mức độ cũng như cách mẹ thực hiện mà thời gian kích sữa về sẽ khác nhau. Theo đó, mẹ mới mất sữa thì khả năng gọi sữa về sẽ nhanh hơn, còn càng để lâu thì sữa càng khó về, mẹ sẽ mất nhiều công sức hơn. Thậm chí là không thể gọi sữa về. Do đó, ngay khi thấy có tình trạng này ít sữa, mất sữa, mẹ bỉm nên xử lý sớm để tránh những hệ luỵ sau này.
2. Cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản, hiệu quả tại nhà
Khi bị mất sữa, mẹ nên thử các phương pháp khác nhau để tìm ra cách phù hợp với bản thân. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần kiên trì để đạt được hiệu quả:
2.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết với mẹ bỉm sau sinh. Không chỉ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà điều này còn làm tăng chất lượng sữa và giúp sữa về dồi dào hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh nên bổ sung thêm các món lợi sữa vào thực đơn của mình để kích thích, lấy lại sữa.
- Thịt động vật: Cá, thịt lợn, thịt bò…
- Rau củ quả: Quả sung, rau ngót, mướp, đu đủ xanh, khoai lang…
- Trái cây: Na, hồng xiêm, vú sữa, bưởi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nước nhiều, mỗi ngày 2 – 3 lít nước bao gồm sữa, nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả…. Bởi nước chiếm tới khoảng 80% thể tích sữa nên nếu uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bạn tiết sữa dễ dàng hơn.
2.2. Massage ngực
Mất sữa sau sinh phải làm sao? Massage ngực cũng là cách gọi sữa về hiệu quả và được rất nhiều sản phụ đã áp dụng thành công. Khi thực hiện, mẹ dùng 1 tay để nâng bầu ngực rồi tay còn lại thì xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh khoảng 20 – 30 phút theo chiều kim đồng hồ.
2.3. Chườm nóng
Ngoài massage, chườm nóng cũng giúp kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa. Bạn có thể dùng chiếc khăn thấm qua nước ấm hoặc nướng vài củ hành, bọc ở trong khăn rồi chườm quanh bầu ngực.
2.4. Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Để gọi sữa về nhanh, mẹ bỉm cũng cần phải lạc quan, thoải mái và vui vẻ. Dù sữa chưa ra, bạn hãy luôn tin rằng, sữa sắp về, nguồn sữa lại dồi dào để cho bé ti mỗi ngày.
2.5. Cho con bú đúng cữ
Tuy không có sữa nhưng mẹ cũng nên cho bé ti đúng cữ và thường xuyên. Khi nhận thấy nhu cầu cần sữa của bé, cơ thể sẽ tiết ra hormone sản xuất sữa.
Nếu bé không thích ti, bạn có thể sử dụng máy hút sữa để thay thế, kích thích tuyến sữa hoạt động.
2.6. Dùng sản phẩm lợi sữa
Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể dùng thêm sản phẩm lợi sữa để kích thích cơ thể sản xuất sữa nhanh chóng. Một số thức uống mà mẹ có thể sử dụng để gọi sữa như nước gạo lứt rang, nước đỗ đen rang, chè vằng…. Không chỉ tốt mà những loại nước này rất dễ làm, an toàn với sức khỏe của bản thân và trẻ nhỏ.
3. Những lưu ý để không bị mất sữa hoàn toàn, đột ngột
Sau khi biết mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không, mẹ cũng nên lưu ý thêm những khía cạnh xung quanh để phòng tránh hiện tượng này:
- Uống đủ nước mỗi ngày. Tốt nhất, mẹ nên uống nước ấm, có thể kết hợp với nước canh, nước ép hoa quả, nước chè vằng để kích thích cơ thể tiết ra sữa nhiều hơn.
- Không tự ý dùng thuốc trong quá trình cho con bú.
- Cho con bú sớm và thường xuyên. Ở trong những tháng đầu tiên, mẹ nên cho con ti từ 8 – 12 cữ, mỗi cữ cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ.
- Vệ sinh bầu ngực sạch sẽ bằng khăn mềm trước và sau khi cho con bú.
- Sau khi con bú xong ngực vẫn còn sữa, bạn nên tiếp tục hút sữa để lấy phần sữa còn thừa ra ngoài, tránh để sữa bị ứ đọng gây tắc.
- Massage bầu ngực thường xuyên.
- Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Với bài viết này, hy vọng bạn đã biết được mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không cũng như cách gọi sữa về nhanh chóng, hiệu quả. Tùy vào từng người mà thời gian gọi sữa về sẽ khác nhau nên điều quan trọng là cần kiên trì nhé!