Tắc tia sữa đơn thuần đã rất ám ảnh đối với các mẹ sau sinh, nhưng tắc tia sữa có mủ mới là vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị viêm tắc tia sữa có mủ trong bài viết dưới đây.
1. Tắc tia sữa có mủ có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa có mủ chính là biến chứng của tình trạng tắc tia sữa kéo dài. Sau khi bị tắc tia sữa mà mẹ bỉm không tìm cách thông tia sữa thì phần mủ sẽ xuất hiện. Tình trạng đau, tức vùng ngực, sữa rỉ ra có lẫn mủ đục. Núm vú sẽ bị nhiễm khuẩn, mất vệ sinh, dần sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, như: áp xe vú, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú, thậm chí ung thư tuyến vú. Vì thế, tắc tia sữa có mủ rất nguy hiểm, thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng.
2. Biểu hiện viêm tắc tia sữa có mủ
3 biểu hiện sau đây chính là dấu hiệu điển hình của tình trạng viêm tắc tia sữa có mủ:
- Núm vú xuất hiện những đốm trắng bé xíu hoặc nặn ra sữa có hơi vàng, có thể có mùi khó chịu.
- Vùng ngực sưng tấy, nóng rát, nhất là núm vú sẽ sưng to, đau đớn dai dẳng, cơn đau rất khó chịu.
- Mẹ bị sốt cao trên 38 độ C kéo dài đi kèm cảm giác ớn lạnh.
3. Nguyên nhân gây ra viêm tắc tia sữa có mủ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm tắc tia sữa có mủ vàng, bao gồm:
3.1 Không điều trị dứt điểm tắc tia sữa lâu ngày
Khi bị tắc tia sữa, nhiều người không điều trị ngay khiến các tổn thương viêm kéo dài khiến tia sữa ngày càng tắc. Lúc này, nếu có vi khuẩn xâm nhập vào các vùng viêm sẽ xuất hiện thêm mưng mủ, thậm chí chảy nước.
3.2 Mẹ bị nhiễm khuẩn núm vú
Một nguyên nhân tiếp theo rất dễ dẫn đến việc bị viêm tắc tia sữa có mủ, đó là mẹ gặp phải các bệnh lý khiến núm vú bị nhiễm khuẩn. Việc mẹ không vệ sinh thường xuyên núm vú trước và sau khi cho con bú có thể bị nhiễm khuẩn với biểu hiện dễ thấy nhất là mủ chảy ra.
3.3 Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường
Nếu bị tiểu đường trong giai đoạn mang thai hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, mẹ sau sinh có nguy cơ cao bị viêm tắc tia sữa có mủ. Đây là một biến chứng khá thường gặp ở những người bệnh tiểu đường.
4. Cách chữa tắc tia sữa có mủ tại nhà
Tắc tia sữa có mủ nghiêm trọng hơn nhiều tắc tia sữa thông thường nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tia sữa viêm tắc kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường và tiềm tàng nhiều cơ hội cho các bệnh lý nguy hiểm phát triển. Đặc biệt, viêm tắc sữa có mủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sữa mẹ.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp giúp điều trị tắc tia sữa có mủ. Tuy nhiên, nếu viêm tắc kèm theo mủ, bạn không nên tự ý áp dụng các biện pháp dân gian để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý đúng các tia sữa bị viêm một cách tốt nhất.
5. Cách phòng tránh viêm tắc tia sữa có mủ
Không chỉ gây đau đớn và mệt mỏi cho mẹ, tắc tia sữa còn dẫn đến nhiều hệ luỵ khác. Trong đó, suy giảm lượng sữa do tia sữa tắc, lâu dài là ít sữa, thậm chí mất sữa là hậu quả thấy rõ nhất. Vì vậy, các mẹ cần chủ động phòng tránh tình trạng này bằng một số biện pháp sau đây:
- Duy trì hút sữa đều đặn theo các lịch cữ phù hợp: Bên cạnh việc cho con bú thường xuyên, mẹ vẫn nên hút sữa ngay sau đó. Điều này giúp phần sữa dư thừa trong bầu ngực được hút ra hết và không bị ứ đọng. Việc hút kiệt sữa cũng góp phần kích thích sản xuất sữa mới, hạn chế tình trạng ít sữa hoặc mất sữa.
- Thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh, cân bằng đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tránh căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức.
- Để tăng cường sản xuất sữa và duy trì sự thông thoáng của tuyến sữa, mẹ nên uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Tránh tối đa những tác động áp lực lên vùng ngực như: mặc áo quá chật, nằm sấp khi ngủ…
Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp các mẹ có thể trang bị cho mình kiến thức về tình trạng tắc tia sữa có mủ. Đây là một biểu hiện nghiêm trọng cần xử lý sớm, do đó mẹ nên chủ động tìm hiểu để biết cách khắc phục đúng nếu không may xảy ra.